YÊU CẦU CÔNG NGHỆ
Vui lòng điền thông tin yêu cầu công nghệ để được tư vấn miễn phí

KẾT QUẢ TÌM KIẾM Hướng dẫn

Tìm thấy 200 kết quả.
  • Thiết bị cân bằng dùng cho máy bay không người lái nhằm nâng cao chất lượng hình ảnh Tìm kiếm đối tác

    GREMSY được thành lập năm 2011 với đội ngũ thành viên sáng lập có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo robot và các thiết bị tự động. Công ty đã và đang nghiên cứu, sản xuất và phát triển các dòng thiết bị cân bằng dùng cho máy quay phim nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ không ảnh (Aerial Video-Photography Services) gắn trên máy bay không người lái.
     
    Công ty nghiên cứu và sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm gimbal đa chức năng, đồng thời có khối lượng và tải trọng phù hợp với nhiều loại máy bay, bên cạnh đó, các loại gimbal của Gremsy có thể thích hợp sử dụng với nhiều loại camera khác nhau để tạo thêm sự đa dạng cho khách hàng chọn lựa, phục vụ tối đa nhu cầu của người sử dụng. Sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp được nhiều khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao và tin tưởng sử dụng.
     
     
    Sau hơn 8 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ kỹ sư đầy nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm chuyên môn, Gremsy đã cho ra mắt thành công một loạt sản phẩm công nghệ ấn tượng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như Gremsy H16, Gremsy S1, Gremsy T3, Pixy F… nhằm phục vụ những yêu cầu ngày càng khắt khe của các chuyên gia trong ngành.
     
     
     
    Việc tích hợp chặt chẽ sản phẩm Gremsy trong các hệ thống bay không người lái giúp đảm bảo hiệu quả và hiệu suất vượt trội của các ứng dụng trên không, đặc biệt là trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, vẽ bản đồ 3D, hay tìm kiếm, cứu hộ.
     
     
     
    Các sản phẩm gimbal đa chức năng của Gremsy đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực/hoạt động như: khảo sát và bản đồ, năng lượng, xây dựng, nông nghiệp,… Hiện nay, GREMSY đang tập trung thương mại hóa tại thị trường các nước như Mỹ, Đức, Hà Lan, Pháp, Ý, Tay Ban Nha, và một số nước khu vực châu Á như Thái Lan, Australia, Hàn Quốc.
     
     
  • Hệ thống tìm kiếm cơ sở lưu trú ManMo Tìm kiếm đối tác

    ManMo Search là một search engine đa nền tảng, có khả năng giúp người dùng tìm kiếm cơ sở lưu trú gần nhất thông qua định vị GPS và hỗ trợ đặt phòng trực tuyến. Người dùng có thể tìm kiếm tất cả các loại hình lưu trú như nhà nghỉ, homestay, hostel, khách sạn trên ManMo Search, đăc biệt là trong phân khúc thị trường giá rẻ. Chỉ cần cung cấp địa chỉ khu vực muốn đến hoặc tìm kiếm theo tên, giá cả và các tiện ích mà bạn mong muốn, ManMo Search sẽ lọc và đưa đến cho người dùng thông tin của những cơ sở lưu trú gần nhất phù hợp với yêu cầu. Bên cạnh tính năng tìm kiếm, ManMo Search còn hỗ trợ chỉ đường, đặt phòng online và công nghệ ảnh 360 nhằm cung cấp cho người dùng cái nhìn trực quan nhất về chất lượng cơ sở lưu trú trước khi đặt phòng. Đây là một ứng dụng giúp cho người dùng chọn được nơi ở thuận tiện mà hợp lý nhất ngay cả trong những tình huống bất ngờ.
     
    ManMo Search đang tập trung khai thác thị trường nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ, homestay, hostel trên toàn quốc. Đối tượng mà ManMo Search muốn hướng đến chủ yếu là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng theo giờ và nghỉ qua đêm với mức giá từ rẻ đến trung bình. Khác với các kênh OTA, ManMo Search định hướng là một công cụ chuyên về tìm kiếm vậy nên để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng thì phải có một lượng dữ liệu chi tiết và phong phú. Hiện tại ManMo Search đã thu thập được cơ sở dữ liệu của hơn 12.000 cơ sở lưu trú tại nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, Tp.Hồ Chí Minh,... và dự kiến đến hết năm 2018 ManMo Search sẽ có cơ sở dữ liệu của 20.000 cơ sở trên toàn quốc. Mức truy cập cao nhất mà ManMo Search đạt được là 10.000/lượt truy cập/ngày
     
    ManMo đang phát triển thành một hệ sinh thái theo mô hình B2B2C, cung cấp công cụ quản lý cho các chủ cơ sở lưu trú và công cụ tìm kiếm cho khách hàng. Trong tương lai gần, ManMo sẽ liên kết với các mô hình startup khác về đi lại, ăn uống, giải trí để tạo thành một hệ sinh thái du lịch. Đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tăng trải nghiệm của người dùng.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh Oneway Bio Organic Tìm kiếm đối tác

    Công nghệ vượt trội nhập ngoại từ tập đoàn Bioway Organic - USA sử dụng máy lên men cao nhiệt A-T tốc độ cao (gọi tắt là AT-12h) có thể xử lý tất cả rác thải hữu cơ từ phân gia cầm, gia súc, xác động vật nguyên cá thể hoặc từng bộ phận đến chất thải hải sản, các loại rau quả và thực vật phân giải…
    Mọi loại chất thải hữu cơ đều được phân hủy và chuyển hóa thành phân bón hữu cơ trong vòng 12 giờ trên một dây chuyền duy nhất. Bí mật công nghệ nằm ở một giống vi khuẩn lên men cao nhiệt chịu được nhiệt độ cao lên đến 180°C tên là A–T enzyme, đây là loại vi khuẩn có nguồn gốc tại vùng núi lửa dưới đại dương. Tận dụng điều kiện phản ứng cao nhiệt trong lò trên 100°C nhằm tiêu diệt virus và vi sinh vật có hại trong tất cả nguyên liệu từ chất thải hữu cơ, đồng thời các chủng vi sinh được chọn lọc sẽ sinh trưởng rất mạnh theo cấp số nhân, vừa tạo ra một lượng lớn vi sinh có lợi với 24 chủng khác nhau có trong phân, vừa phân giải nguyên liệu đầu vào tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh có chất lượng hoàn hảo.
    Sau quy trình ủ lên men cao nhiệt AT-12h, khi bón phân vào đất, vi sinh có lợi tiếp tục phát triển và giúp phân hủy nhanh các bã xác động thực vật có sẵn trong đất, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, đồng thời giúp cây trồng phát triển tốt hơn. Đây là công nghệ thuộc quyền sở hữu của ông Yang Kuo – Hua, nhà sáng chế công nghệ kiêm chủ tịch Bioway Organic - USA. Cho đến nay, bản quyền này được công nhận là công nghệ ủ phân dạng kín lên men siêu tốc nhanh nhất và duy nhất trên thế giới. Hiện nay, đã có nhiều nước sử dụng công nghệ này bao gồm: USA, Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, USA, và Việt Nam.
    Thành phần định lượng (w/w):
    Hữu cơ: 61.4%; Humic Acid: 4,46%; Fulvic: 12,3%; N: 2,71%; P2O5: 2,51%; K2O: 1,74%; Vi sinh vật cố định Nitơ: 2,2x10^6; Vi sinh vật phân giải photpho khó tan: 1,3x10^6; Vi sinh vật phân giải xenlulo: 5.3x10^6
  • Cơ sở sấy lúa tại huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An Tìm kiếm đối tác

    1. Mục tiêu dự án:
    - Tiêu thụ, bảo quản lúa sau thu hoạch.
    - Giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu xay xát, chế biến lúa gạo đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.
    - Góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo, phát triển sản xuất lúa gạo bền vững.
    2. Quy mô:
    - Xây dựng trên diện tích 10 ha.
    - Công suất sấy 5.000 tấn lú/ngày (750.000 tấ lúa/năm).
    - Tổng thể tích lượng kho tồn trữ bảo quản 300.000 tấn
    3. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm:
    - Vùng Đồng Tháp Mười gồm 6 huyện là vùng trọng điển chuyên canh lúa, sản lượng 2 triệu tấn/năm.
    - Hiện nay nông dân bán lúa ngay khi thu hoạch nên nhu cầu sấy và tồn trữ lúa của các doanh nghiệp xay xát là rất lớn nhưng năng lực sấy và kho chứa còn hạn chế.
    - Cơ sở sấy lúa huyện Thạnh Hóa được đầu tư xây dựng sẽ giải quyết được các vấn đề trên.
    4. Địa điểm: Xã Tân Đông, huyện Thạnh hóa, tỉnh Long An.
    5. Đầu vào cho sản xuất có sẵn tại thị trường trong nước:
    - Máy móc, thiết bị sấy, xay xát lúa đạt chất lượng cao được sản xuất tại các nhà máy chế tạo ở Long An, như: Công ty Cơ khí CNN Bùi văn Ngọ; Công ty LAMICO Long An; và các cơ sở sản xuất thiết bị sấy khác ở khu vựa các tỉnh miền tây Nam bộ.
    6. Điều kiện hoặc ưu đãi đặc biệt có thể/sẽ áp dụng cho dự án:
    - Áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 210/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2013.
    - Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ thướng Chính phủ.
    (Tùy nhà đầu tư lựa chọn).
    7. Vốn đầu tư:
    - Khoảng 200 tỷ đồng, tương đương 10 triệu USD.
     
  • Đầu dò E DNA theo cơ chế signal on giúp chẩn đoán ung thư hốc miệng Tìm kiếm đối tác

    Cảm biến sinh học là thiết bị phân tích đang thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu vì những tìm năng của nó trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm nguy cơ ung thư.Tuy nhiên, phần lớn các cảm biến E-DNA hiện nay còn nhiều hạn chế về độ nhạy. Điều đó vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của việc phát hiện sớm nguy cơ ung thư khi tiến hành thử trên các mẫu dịch cơ thể như nước bọt, máu…nhằm phát hiện các chỉ tố sinh học với một nồng độ cực thấp. Để tăng độ nhạy cho cảm biến điện hóa E-DNA có nhiều yếu tố một trong những yếu tố đó chính là cấu trúc của đầu dò. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng và hầu hết được các nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu để tăng độ nhạy cho cảm biến E-DNA. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế ra đầu dò DNA hoạt động theo cơ chế thay đổi tín hiệu signal-on, cố định trên bề mặt điện cực sợi nano vàng phủ trên đế Silic với mục tiêu phát hiện chỉ tồ Interleukin-8 trong mẫu nước bọt của bệnh nhân ung thư miệng, nhằm tăng độ nhạy cho cảm biến E-DNA.
     
    Vật liệu
    -Mục tiêu là sản phẩm của phản ứng RT-PCR (với cặp mồi IF: CCAAGGAAAACTGGGTGCAG và IR: TTGGATACCACAGAGAATGAATTTTT).
    -Từ mRNA của Interleukin-8 trong mẫu bệnh phẩm nước bọt của bệnh nhân mắc bệnh ung thư hốc miệng mà không cần trải qua quá trình tinh sạch gì thêm (được cung cấp bởi trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh).
    -Trình tự của DNA mục tiêu: 5’-CCAAGGAAAACTGGGTGCAGAGGGTTGTGGAGAAGTTTTTGAAGAGGGCTGAGAATTCATAAAAAAATTCATTCTCTGTGGTATCCAAG-3’
    -Đầu dò DNA có cấu trúc kẹp tóc sau khi được thiết kế, được tổng hợp bởi Biosearch Technologies (Novato, CA).
    -Trình tự của đầu dò 5’-MB-TTTTTGAAGACCCGA-(CH2)6-S-S-(CH2)6- AGCCCTCTTCAAAAACTTCTCCACAACCCTCTGC-3’
    -Các dung dịch hóa chất 6-Mercaptohexanol (MCH), Tris (2-carboxyethyl) phosphine hydrochloride (TCEP), postassium ferricyanide (K3Fe(CN)6), phosphate buffer saline (PBS) (pH 7.4) được cung cấp bởi (Sigma-Aldrich, St.Louis, MO). Nước cất khử ion 2 lần được sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.
    -Điện cực vàng (AuNW) được sử dung là chíp các sơi nano vàng được phủ trên đế Silic với các thông số kỷ thuật (Dài: 1000µm; rộng: 2µm; cao: 60nm)
    Phương pháp
    - Chuẩn bị chíp và đầu dò
    - Chuẩn bị mục tiêu và lai hóa
    - Đo điện hóa
    Kết quả 
    Với mục đích thiết kế đầu dò có cấu trúc hoạt động theo cơ chế tín hiệu thay đổi signal-on, để gắn vào cảm biến E-DNA sợi nano vàng nhằm tăng độ nhạy cho cảm biến chúng tôi đã đạt được những kết quả sau. Thứ nhất thiết kế thành công đầu dò hoạt động theo cơ chế tín hiệu thay đổi signal-on, có cấu trúc hairpin với trình tự nhằm phát hiện đoạn DNA là sản phẩm của phản ứng RT-PCR từ mRNA của Interleukin-8. Thứ hai giới hạn phát hiện (LOD) của cảm biến E-DNA sợi nano vàng khi được gắn đầu dò hoạt động theo cơ chế tín hiệu thay đổi signal-on thông qua phương pháp CV đạt được là 25pM. Và cuối cùng với LOD 25pM đã cho thấy sự thành công trong việc tăng độ nhạy cho cảm biến E-DNA có đầu dò hairpin so với cảm biến E-DNA có đầu dò cấu trúc stem-loop đạt LOD 200pM. Điều đó đã chứng minh rằng cảm biến E-DNA đầu dò hoạt động theo cơ chế signal-on có độ nhạy cao hơn cảm biến E-DNA có đầu dò hoạt động theo cơ chế signal-off.
     
  • Nền tảng truy xuất nguồn gốc 4.0 cho nông nghiệp hữu cơ Tìm kiếm đối tác

    Thực phẩm bẩn gây ngộ độc thực phẩm, hàng giả, hàng kém chất lượng… đã và đang là vấn đề nhức nhối của thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Niềm tin của người tiêu dùng ngày càng bị suy giảm bởi hàng năm có hàng trăm ngàn người bị mắc các bệnh ung thư mà phần lớn là do ăn uống.

    Trước nỗi đau của xã hội kéo dài, Công ty cổ phần Công nghệ và Số hóa toàn cầu đã triển khai nghiên cứu xây dựng nền tảng Truy xuất nguồn gốc 4.0 cho nông nghiệp hữu cơ (Traceability Platform 4.0 for Agri – Organic). VN Check với 02 nhóm sản phẩm chính bao gồm: Tem chống hàng giả phục vụ nhu cầu trong nước và Tem truy xuất nguồn gốc phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

    Với đội ngũ sáng lập viên hàng đầu trong lĩnh vực Organic, Thương mại điện tử và phát triển công nghệ mới như: Big Data, Ai và Blockchain… đã mang lại cho chúng tôi một quy trình truy xuất đầy đủ phù hợp ứng dụng tiêu chuẩn Organic của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Liên minh Châu Âu (EU Organic) từ các khâu giống, quá trình chăm sóc cho đến tay người tiêu dùng. Quy trình vận hành của hệ thống bao gồm việc tích hợp IoT với thiết bị phần cứng cho từng giai đoạn, tích hợp với các hệ thống GS1 đã được chuẩn hóa toàn cầu. Quy trình hoạt động đảm bảo mang tính khách quan, minh bạch với công nghệ Blockchain.

    Với hệ thống này, chúng tôi tin tưởng sẽ giải quyết được những vấn đề mà các đơn vị sản xuất thực phẩm, nông sản sạch, có thương hiệu đã và đang còn nhiều vướng mắc. Giải quyết những vấn đề đang là nỗi đau của xã hội, chữa lành niềm tin đối với người tiêu dùng.

    Thay mặt cho anh chị em trong Ban điều hành, Ban cố vấn, Ban tư vấn dự án cùng toàn thể anh chị em đã và đang đóng góp xây dựng dự án VN Check. Xin gửi lời chào, lời chúc sức khỏe tới quý vị đối tác và khách hàng.

  • Nhựa phân huỷ sinh học có nguồn gốc từ rác thải hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường Tìm kiếm đối tác

    Buyo mới thành lập năm 2022, hướng đến mục tiêu giải quyết vấn đề rác thải nhựa toàn cầu. Công ty sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để biến rác hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp như bã hèm, bã mía… thành một loại vật liệu mới thay thế nhựa, có nguồn gốc 100% hữu cơ, có thể phân hủy trong vòng 1 năm thay vì 500 năm như nhựa thông thường, an toàn cho môi trường và sức khỏe nhưng vẫn đáp ứng được các tính năng của nhựa với giá cả hợp lý.
     
    Sản phẩm của Buyo được tạo ra từ công nghệ mới, sử dụng biowaste (rác thải hữu cơ) làm nguyên liệu đầu vào, tạo ra nhựa phân hủy sinh học mà không có các hạn chế như các sản phẩm trước đây. Sản phẩm hoàn toàn có nguồn gốc hữu cơ, không trộn lẫn với nhựa hóa học hay nhựa dầu mỏ, và không chứa vi nhựa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm của Buyo có thể phân hủy sinh học hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên, không cần thiêu đốt, chỉ cần chôn lấp trong đất, và sẽ phân hủy hoàn toàn sau khoảng một năm. Điều này giúp giảm thiểu khí nhà kính từ việc giảm rác thải hữu cơ thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, Buyo cũng chú trọng sử dụng năng lượng tái tạo và tái sử dụng nước.
     
    Trong phòng lab, việc tạo ra sản phẩm rất dễ dàng, nhưng khi áp dụng vào sản xuất công nghiệp thì lại là câu chuyện khác. Sau nhiều quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng, chúng tôi nhận ra rác thải hữu cơ là nguồn nguyên liệu thích hợp, không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn đảm bảo cung cấp số lượng ổn định, chất lượng đồng nhất. Và quan trọng là nguồn rác hữu cơ thu được là nguồn đơn, không cần phải phân loại, không lẫn tạp chất. Điều này giúp quy trình sản xuất được chuẩn hóa và giảm chi phí. 
     
    Theo kế hoạch, Buyo tiếp tục gọi vốn và chuẩn bị các bước để đến năm 2024 sẽ khởi công xây nhà máy tại TP.HCM, nâng công suất sản xuất lên 100 tấn/tháng. "TP.HCM với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước và là cái nôi của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, rất thuận lợi cho các startup phát triển cả trong lĩnh vực nghiên cứu lẫn thương mại. Tại TP.HCM, startup sẽ tìm được toàn bộ đối tác trong chuỗi cung ứng..." 
Scroll